0225.3.519.687

Hội nghị Quốc gia về Y tế Biển – Đảo năm 2011

TỔNG KẾT HỘỊ NGHỊ QUỐC GIA VỀ Y TẾ BIỂN – ĐẢO NĂM 2011

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đ/c Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư tại Thông báo số 518/TB-VPTW ngày 26/4/2010, từ ngày 11-12 tháng 8 năm 2011, Ban TGTWĐ đã phối hợp với Bộ Y tế và Bộ Thông tin & Truyền thông tổ chức Hội nghị Quốc gia về y tế biển – đảo tại Thành phố Hải Phòng (Viện Y học biểnVN).

Hội nghị đã vinh dự được tiếp đón và tham dự của các vị:

– Đ/c Chu Văn Đạt – P.Trưởng ban TGTW, cùng các vụ chức năng của Ban TGTW;

– GS.TS Trịnh Quân Huấn – Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các Vụ, Cục chức năng của Bộ;

– Ông nguyễn Duy Chiến Phó chủ nhiệm UBBGQG – Bộ Ngoại giao;

– Đại diện Bộ Thông tin &TT;

– Thiếu tướng Đỗ Căn, Phó chính ủy Quân khu 3, Bộ Quốc phòng;

– Đại diện Bộ tư lệnh Hải Quân, Bộ Quốc phòng;

– Lãnh đạo Lãnh đạo Thành ủy và Lãnh đạo UBND TP HP;

– Đại diện lãnh đạo UBND, Ban tuyên giáo, Ngành Y tế của 28 tỉnh, thành phố có biển, cùng các nhà khoa học, các nhà quản lý y tế của các đơn vị y tế Trung ương và địa phương.

Phần mở đầu:

Hội nghị đã được nghe ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Ban TGTW, Lãnh đạo Bộ Y tế, lời chào mừng của đ/c P.Bí thư thường trực thành ủy Hải Phòng và Viện trưởng Viện Y học biển Việt Nam.

Phần chuyên môn:

Hội nghị đã nghe các chuyên gia, các nhà khoa học và nhà quản lý y tế trình bày 14 báo cáo liên quan đến lĩnh vực y tế biển đảo bao gồm nội dung chuyên môn của chuyên ngành Y học biển, thực trạng mạng lưới và công tác chăm sóc, BVSK cho các lao động quân và dân trên các vùng biển đảo của cả nước, các nhu cầu và kiến nghị về công tác xây dựng và phát triển chuyên ngành Y học biển và lĩnh vực y tế biển đảo, đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến lược biển Việt Nam đến 2020.

+ Phần thực trạng: tất cả các báo cáo và tham luận đều tập trung vào những vấn đề bức xúc của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho các lao động, nhân dân và quân đội đang sinh sống, lao động và làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc như:

– Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế biển – đảo còn manh mún, nhiều bất cập, một số ngành kinh tế biển không còn tổ chức, mạng lưới y tế (Thủy sản, Du lịch biển, Hàng hải…).

– Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế biển – đảo của các địa phương có biển hoàn toàn chưa phù hợp với hoàn cảnh thực tế trên biển – đảo vì áp dụng mô hình tổ chức mạng lưới giống trên đất liền.

– Hệ thống tổ chức mạng lưới cấp cứu biển chưa được hình thành đầy đủ, chưa được trang bị đầy đủ, nguồn nhân lực chuyên khoa chưa có, nên việc đáp ứng yêu cầu cấp cứu trên biển của các lao động và nhân dân là rất hạn chế.

– Cơ sở vật chất (trang thiết bị và thuốc men) yếu kém và chưa phù hợp với thực tế điều kiện trên biển – đảo, đặc biệt là hiệu suất sử dụng rất thấp vì thiếu nguồn nhân lực.

– Địa lý bị cách trở, phương tiện đi lại trên biển khó khăn cho nên đã gây không ít bất lợi cho các hoạt động y tế.

– Nguồn nhân lực y tế biển vừa thiếu lại vừa yếuhầu hết các cán bộ y tế trên biển đảo chưa được đào tạo về chuyên khoa Y học biển.

– Tỷ lệ các loại bệnh lý và tai nạn lao động mang tính chất đặc thù của nghề nghiệp biển rất cao, như tỷ lệ tai biến do lặn biển của ngư dân ở miền Bắc và miền Trung dao động từ 53 đến ngót 60 %. Tuy nhiên, hiện nay các thiết bị chuyên dùng đề điều trị (buồn cao áp) và nguồn nhân lực chuyên khoa chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì lẽ đó tỷ lệ tử vong, di chứng và tàn phế để lại là rất cao.

– Công tác kết hợp quân – dân y tuy có rất nhiều cố gắng nhưng còn rất nhiều vấn đề về cơ chế chính sách chưa phù hợp nên việc kết hợp nhiều khi bị hạn chế.

– Chế độ, chính sách về y tế đối với nguời lao động, nhân dân, quân đội trên biển- đảo còn rất thiếu và số đã có thì không phù hợp với tình hình thực tế.

– Đặc biệt là nhận thức về vấn đề y tế biển đảo trong tình hình mới hiện nay còn nhiều cấp, ngành, địa phương quan tâm đúng mức.

Vì lẽ đó, tổ chức hệ thống mạng lưới y tế biển – đảo chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế CSBVSK cho lao động, nhân dân và quân đội trong qúa trình thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020”.

+ Phần kiến nghị: Hội nghị tập trung kiến nghị vào các vấn đề sau:

– Phải khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới y tế biển – đảo, mạng lưới cấp cứu biển cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đáp ứng được yêu cầu thực hiện “Chiến lược biển Việt Nam đến 2020” và những năm tiếp theo.

– Xây dựng và phát triển mạnh mẽ chuyên ngành Y học biển, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực y tế biển đáp ứng nhu cầu của các địa phương và các ngành kinh tế biển, bao gồm việc phát triển toàn diện cả 3 lĩnh vực: y học cơ sở, y học dự phòng nghề nghiệp biển và y học lâm sàng biển. Chú trọng nghiên cứu phát triển một số chuyên khoa sâu đặc thù: y học dưới nước, y học cao áp lâm sàng, cấp cứu, phòng chống thảm họa biển, Tele-Medicine…

– Xây dựng các tiêu chuẩn, qui chuẩn, qui trình kỹ thuật y học biển và y tế biển là cơ sở cho việc phát triển chuyên ngành.

– Xây dựng hệ thống chế độ chính sách y tế cho lao động, nhân dân, quân đội trên biển đảo; xây dựng chế độ chính sách thu hút cán bộ y tế đến làm việc tại vùng biển đảo.

Các đại biều mong muốn ngành y tế sớm xây dựng và trình Chính phủ ban hành “Chiến lược xây dựng và phát triển y tế biển Việt Nam đến 2020 và định hướng đến 2030”.

                                                 Hải Phòng, ngày 12 tháng 8 năm 2011

                                                                    Ban tổ chức

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.